Mở rộng bờ cõi Mehmed_II

Sự thất thủ Constantinopolis

Mehmed II hạ thành Constantinopolis, họa phẩm của Fausto Zonaro

Một trong những mục tiêu đầu tiên mà Mehmed II nhắm tới chính là lãnh thổ của Đế quốc Đông La Mã, lúc này chỉ còn kinh đô Constantinopolis và một số vùng phụ cận nhỏ xung quanh. Tới lúc Mehmed II lên ngôi, đế quốc Ottoman đã có lãnh thổ hết sức to lớn nằm vắt ngang châu Âu và châu Á. Tuy nhiên, tại trung tâm của đế quốc vẫn tồn tại lãnh thổ chưa chịu khuất phục của người Byzantine.

Sự tồn tại này của chẳng khác chi một cây đinh đóng chặt vào ngay giữa quả tim của đế quốc.

Quốc vương Mehmed II trong khi chuẩn bị đánh Constantinoplo.

Vì vậy các vua nhà Ottoman đã từng nhiều lần có ý đồ nhổ bỏ chiếc đinh này khỏi lãnh thổ của mình. Ông cố của Mehmed là Bayezid I (1389 - 1402) đã từng mấy lần đem quân vây đánh Constantinopolis. Cha của Mehmed là Murad II cũng đã từng có lần bao vây ngôi thành suốt hai tháng. Nhưng vì địa thế hiểm trở cũng như sự vững chãi của các tường thành mà tất cả những nỗ lực này đều không thành công. Nay Mehmed II một lần nữa chuẩn bị lực lượng vây đánh Constantinopolis, quyết tâm hoàn tất sự nghiệp dang dở của các bậc tổ phụ.[4] Vì vậy không ngạc nhiên khi Mehmed rất khát khao làm chủ được Constantinopolis và biến nó thành thủ đô của Hồi giáo, điều này thể hiện qua hai câu nói:

Trẫm chỉ có một mong muốn duy nhất. Hãy tặng Constantinopolis cho trẫm.

— Mehmed II, [6]

Thời đại hiện nay đã thay đổi rồi, ta muốn đi từ phía Đông sang phía Tây, cũng giống như trước kia người Tây phương đi đến Đông phương. Trên thế giới này chỉ có thể có một đế quốc, chỉ có thể có một tôn giáo, chỉ có thể có một vương quốc. Muốn thực hiện được sự liên hệ đó thì trên đời này không có địa phương nào thích hợp hơn là Constantinopolis.

— Mehmed II, [4]

Năm 1451, Mehmed ráo riết củng cố hải quân Ottoman, và chuẩn bị cuộc chinh phạt Constantinopolis. Ở eo biển Bosporus chật hẹp, trước kia Bayezid I đã xây thành Anadoluhisarı ở phần châu Á; Mehmed dựng nên một ngôi thành vững chắc hơn, Rumelihisari ở phần châu Âu, thế là ông hoàn toàn làm chủ eo biển Bosporus. Để xây ngôi thành này, Mehmet hạ lệnh đánh thuế lên những chiếc thuyền chạy trong phạm vi tầm ngắm của đại bác họ. Một tàu thuỷ Venezia đòi ông phải ngưng làm việc đó, bị bắn và chìm nghỉm.[7]

Quốc vương Mehmed II trong cuộc hành quân đến Constantinoplo.

Ngày 6 tháng 4 năm 1453, Mehmed II và quân đội bắt đầu vây thành Constantinopolis. Ngày 29 tháng 5 năm 1453, Mehmed và quân đội đến sát chân thành nhưng đã gặp phải sự kháng cự mạnh mẽ của quân hoàng đế Constantinus XI. Nhưng với ưu thế quá vượt trội về quân số cũng như trang bị, sau những cuộc giao chiến khốc liệt, quân Ottoman cuối cùng cũng tràn được vào thành.[6] Tuyệt vọng, hoàng đế Constantinus XI thốt lên: "Thành đã mất thì ta còn sống làm gì nữa!" rồi xông thẳng vào biển quân Ottoman và hy sinh. Thế là thành Constantinopolis thất thủ. Quân Ottoman tàn phá ngôi thành và bắt 6000 người làm nô lệ.[6] Nhưng sau đó, Mehmed thiên đô về Constantinopolis. Ngày 30 tháng 5 năm 1453, Mehmed chuyển đại thánh đường Hagia Sophia thành một thánh đường Hồi giáo, và bắt đầu xây dựng tân đô của Đế quốc.

Sau chiến thắng Constantinopolis, Mehmed II xưng hiệu "Hoàng đế La Mã" (Kayser-i Rûm), dù điều này không được công nhận bởi các vương quốc Tây Âu, giáo hội Chính thống giáo Hy Lạp hay các cộng đồng người Hy Lạp khác. 10 năm sau khi chinh phạt thành Constantinopolis, Sultan Mehmed II thân hành đến di tích thành cũ Troia và tuyên bố rằng ông đã rửa hận cho người thành Troia bằng việc chinh phạt người Hy Lạp - ở đây chỉ người Đông La Mã.[8]

Chinh chiến ở châu Á

Hoạ phẩm thể kỷ 16 miêu tả Sultan Mehmed II trong một cuộc hành quân.

Cuộc chinh phạt Constantinopolis khiến cho Mehmed II chuyển sự chú ý của mình sang phía đông. Trước đó, ông cố của Mehmed là Bayezid I đã thống nhất được Tiểu Á, nhưng cuộc tấn công của Đế quốc Timur đã phá nát Vương quốc Ottoman và khiến các vương quốc của người Thổ Nhĩ Kỳ ở miền Đông bán đảo Tiểu Á ly khai trở lại. Chính vì vậy, Mehmed II quyết tâm hoàn tất sự nghiệp dang dở của các bậc tổ phụ. Trước hết, ông chinh phạt các xứ của người Thổ, sau đó tiến lên phía Bắc và tiêu diệt Đế quốc Trebizond của người Đông La Mã vào năm 1461. Tiếp theo, Mehmed lại đánh nhau với xứ Ak Konyulu (hay còn được gọi là White Sheep) đang thống trị khu vực Đông Tiểu Á và Armenia.

Lúc bấy giờ, với mục đích giảm nhẹ áp lực của Đế quốc Ottoman lên các thuộc địa của mình tại bán đảo Balkan, Cộng hòa Venezia đã xúi giục vua Ak KonyuluUzun Hasan gây chiến với Mehmed, đồng thời viện trợ vũ khí cho Hasan. Để đối phó với Hasan, Mehmed II đã phải huy động một đạo quân hùng mạnh với rất nhiều nhân lực và vật lực của toàn đế quốc, ngay cả hai người con trai là Mustafa và Bayezid cùng với quan chưởng ấn cũng trực tiếp tham gia chiến đấu.[4] Cuối cùng, quân Ottoman đại thắng trong trận Otlukbeli năm 1473. Các lực lượng Ottoman đã đồng thời tham gia vào nhiều lĩnh vực khác. Họ đang xông vào quần đảo Aegean và bao vây pháo đài trên đảo Rhodes. Đã có những cuộc tấn công tiếp tục vào Balkan, nhưng đáng kể nhất, Đế quốc đã tham gia vào một cuộc đấu tranh khác ở phía đông nam Anatolia với vương quốc SyriaAi Cập.

Đến đây, Mehmed II đã nắm được quyền kiểm soát toàn bộ vùng Tiểu Á, đồng thời xây dựng vùng này thành khu vực trung tâm của đế quốc Ottoman và cả nhà nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ sau này. Thật vậy, những chiến thắng quân sự liên tiếp của Đế quốc Ottoman đã biến người Thổ Nhĩ Kỳ từ một ngoại tộc thành dân tộc chủ thể của Tiểu Á. Có thể nói, việc chinh phạt của Mehmed tại châu Á đã xúc tiến cho sự thành hình của dân tộc Thổ Nhĩ Kỳ hiện đại.[4]

Chinh chiến ở châu Âu

Từ năm 1454, Mehmed chủ động chống lại các hòn đảo trên Biển Aegean và chống lại Bán đảo Balkan với chi phí của cả SerbiaHungary. Ông đã gặp nhiều thành công ở Aegean, và về phía bắc, ông buộc phải cống nạp hàng năm từ Moldavia. Các cuộc thám hiểm ban đầu vào Serbia đã đưa nó chặt chẽ hơn dưới sự kiểm soát của Ottoman, nhưng chiến dịch quân sự quy mô lớn đầu tiên sau khi Constantinople thất thủ đã được chỉ đạo chống lại Hungary.

Hoạ phẩm của Sultan Murad II trong cuộc bao vây Constantine.

Đến Belgrade, được coi là thiết yếu để tiếp tục mở rộng vào lục địa châu Âu. Mehmed bắt đầu cuộc bao vây tồi tệ vào tháng 6 năm 1456. Sau khi ném bom dữ dội vào thành phố trong một thời gian dài, người Thổ Nhĩ Kỳ buộc phải rút lui và Mehmed bị thương ở đùi.[5]

Trong khu vực Biển Đen, Mehmed cũng thành công. Ngay từ đầu trong triều đại của mình, ông đã buộc phải cống nạp từ các thuộc địa Genova khác nhau, sau đó chiếm đóng chúng hoàn toàn. Đến năm 1475, ông đã biến Crimea thành một quốc gia chư hầu của Đế chế, biến toàn bộ vùng biển gần như là một hồ nước của Ottoman.

Tiếp đó, năm 1460 Mehmed II lại xua quân xâm chiếm lãnh địa của người Đông La Mã ở châu Âu là Morea trên bán đảo Peloponnese. Đến năm sau, Mehmed lại xâm chiếm Đế quốc Trebizond ở châu Á. Kết quả là hai lãnh địa cuối cùng của người Đông La Mã đều nằm dưới sự cai trị của Đế quốc Ottoman. Cuộc chinh phạt Constantinopolis đã đem lại niềm vinh dự và thanh thế lớn cho người Thổ Nhĩ Kỳ.

Quân Ottoman tiến về Đông Âu, tới cửa ngõ Beograd và bắt đầu nỗ lực đánh chiếm thành phố này từ tay Đại tướng Janós Hunyadi trong Cuộc vây hãm Beograd năm 1456. Các võ tướng Hungary giữ được thành, quân Ottoman phải triệt binh với tổn thất nặng nề. Dù vậy, cuối cùng thì người Thổ cũng chiếm được hầu hết Serbia.

Năm sau (1463), sau một cuộc tranh chấp về cống vật của vương quốc Bosnia, Mehmed đã chinh phạt Bosnia và nhanh chóng toàn thắng, vua cuối cùng của Bosnia là Stjepan Tomasevic (1461 - 1463) bại vong.

Ông cũng gây chiến với chư hầu cũ của mình là vương công Vlad III Dracula xứ Wallachia. Năm 1462 Mehmed II đã gặt hái thảm bại khi bị Vlad tấn công trong cuộc tấn công ban đêm. Thế rồi, Mehmed chuyển sang giúp đỡ anh trai Vlad là Radu để trả thù cho những thất bại của quân đội Ottoman trên mặt trận. Với sự hỗ trợ của người Thổ, Radu nhanh chóng tước đoạt lãnh địa Wallachia trong cùng năm đó và buộc Vlad phải chạy trốn khỏi Wallachia.

Năm 1475, quân Ottoman giao chiến với Moldavia và bị Vương công Stefan III (1457 - 1504) đánh tan tành trong trận Vaslui. Tuy nhiên đến năm 1476 Mehmed trả được thù khi tiêu diệt gần như hoàn toàn quân đội ít ỏi của Moldavia trong trận Valea Albă. Tiếp đó ông tiến quân đến Suceava và cướp bóc, tàn phá thủ phủ của vùng này, mặc dù sau đó ông đã thất bại trong việc đánh chiếm lâu đài Suceava và pháo đài Piatra Neamţ. Đúng lúc đó thì một trận dịch bùng lên trong hàng ngũ quân Ottoman, đồng thời với nguồn nước trở nên thiếu hụt và Vương công Stefan III lại nhận được 3 vạn viện binh do cựu thù của Mehmed, Vlad III Dracula chỉ huy. Mehmed II buộc phải bỏ dở chiến dịch và quân đội Ottoman triệt thoái.

Năm 1480, Mehmed II chinh phạt bán đảo Ý, để thực hiện mưu đồ "thống nhất Đế quốc La Mã cổ đại" của Mehmed. Thoạt đầu, quân Ottoman dễ dàng đánh chiếm thành phố Otranto vào năm 1480, nhưng ngay năm sau (1481) quân đội của Giáo hoàng Sixtus IV (1471 - 1485) đã đoạt lại vùng này sau khi Mehmed qua đời.

Trong những năm 1443 - 1468, Đế quốc Ottoman phải đối phó với cuộc khởi nghĩa của nhân dân Albania do Skanderbeg lãnh đạo. Skanderbeg nguyên là một nhà quý tộc Albania và là đại diện của nhà Ottoman tại Albania dưới thời Murad II. Nhưng thay vì phục vụ cho sultan, Skanderbeg đã vùng lên khởi nghĩa và cố gắng lôi kéo lực lượng của các hoàng thân Albania yêu nước, nhắm cùng đấu tranh chống lại ách đô hộ của nhà Ottoman. Cuộc khởi nghĩa này đã ngăn trở mưu đồ tấn công vào bán đảo Ý của Đế quốc Ottoman trong suốt một thời gian dài.

Kết quả

Những cuộc chiến của Mehmed II tại châu Âu chứng tỏ sự hiện diện của người Thổ ở đó không phải là nhất thời. Dưới thời Mehmed II, quân Ottoman chưa thể chiếm ưu thế trội hơn hẳn quân các nước vùng Balkan, nhưng cuộc chiến hãy còn tiếp diễn.

Kết quả của các cuộc chinh phạt trên là Mehmed đã nắm trong tay một Đế quốc Ottoman hết sức rộng lớn, gồm 28 tỉnh ở châu Âu và 21 tỉnh ở châu Á, bao trùm các phần đất của Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Bulgaria, Albania, Armenia và một phần Ukraina. Đến cuối đời, Mehmet bắt đầu sử dụng danh xưng "chúa tể của hai đất và hai biển" (hai đất là Tiểu Á và Romania, hai biển là AegeanHắc Hải).[4]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Mehmed_II http://www.abcgallery.com/list/2001july16.html http://books.google.com/books?id=C45pAAAAMAAJ http://books.google.com/books?id=aRpCAAAAIAAJ http://books.google.com/books?id=glwMAAAAYAAJ http://books.google.com/books?id=ujUpAAAAYAAJ http://books.google.com/books?id=wWsqAAAAYAAJ http://books.google.com/books?id=wWsqAAAAYAAJ&pg=P... http://www.gutenberg.net/etext/12342 http://nauplion.net/M2-MEHMED-ElFatih-1.html http://www.ottomanonline.net/sultans/7.html